Albert Einstein và vợ đã có nhiều năm chung sống và làm việc hòa hợp.
Trong khi Albert làm việc 8 giờ/ngày ở Văn phòng Sáng chế, Mileva chỉ ở nhà nội trợ. Họ cùng nhau làm việc vào các buổi tối, đôi khi là tới đêm muộn. Tháng 5/1904, bà sinh đứa thứ 2.
Trong thời gian này, mối quan hệ của họ tràn ngập sự hòa hợp và tôn trọng. Có nhiều bằng chứng cho thấy họ đã làm việc cùng nhau để cho ra đời Thuyết tương đối. Năm 1905, trong một chuyến thăm gia đình, Mileva từng chia sẻ rằng: ‘Trước chuyến đi này, chúng tôi đã hoàn thành một công trình khoa học quan trọng sẽ khiến cho cả thế giới biết đến tên tuổi chồng tôi’.
Năm 1910, Mileva sinh đứa con thứ 3. Một năm sau, ông vẫn gửi những tấm bưu thiếp đầy yêu thương cho bà. Nhưng đến năm 1912, ông bắt đầu ngoại tình với cô em họ Elsa Lowenthal. Họ thư từ bí mật cho nhau trong suốt 2 năm. Trong thời gian này, ông nhận các vị trí giảng viên ở Prague, Zurich và Berlin để được gần gũi người tình.
Tháng 7/1914, Albert Einstein đã đưa ra một loạt những yêu cầu buộc người vợ đầu là Mileva phải tuân theo nếu muốn tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân. Các quy định mà ông đặt ra cho vợ cũng lạnh lùng và chính xác như những phương trình toán học của ông.
‘A. Em phải: 1. Gấp quần áo của tôi theo đúng thứ tự, 2. Phục vụ 3 bữa ăn mỗi ngày trong phòng của tôi. B. Em phải từ bỏ mọi sự tương tác cá nhân với tôi, ngoại trừ khi phải xuất hiện trước công chúng’.
‘Em không được trông đợi bất cứ sự đáp lại tình cảm nào từ tôi… Em phải rời khỏi phòng ngủ và chỗ làm việc của tôi ngay lập tức khi tôi yêu cầu mà không được phản đối’.
Sau này, bức thư này và hơn 400 bức thư khác - hầu hết trong số đó chưa từng được biết đến - đã được bán đấu giá ở nhà đấu giá Christie’s ở New York (Mỹ) cùng với một bản thảo khoa học hiếm có.
Einstein ngoại tình với cô em họ Elsa, sau đó cưới cô này làm vợ.
Vụ ngoại tình khiến hôn nhân của họ tan vỡ. Năm 1918, Albert đề nghị bà ly hôn với lời hứa hẹn: ‘Nếu tôi đạt giải Nobel, tôi sẽ chuyển cho cô số tiền thưởng’. Năm 1919, bà đồng ý ly hôn.
Khi đó, bà đã dùng số tiền để mua 2 căn chung cư nhỏ và sống cuộc đời nghèo khó.
Cậu con trai Eduard thường xuyên phải vào bệnh viện vì bệnh tâm thần phân liệt. Cũng vì thế mà bà phải bán 2 căn hộ để chi trả tiền thuốc men. Từ đó, bà sống nhờ tiền thù lao từ những buổi chia sẻ về bài học cuộc sống rút ra từ cuộc đời bà, cộng với số tiền chu cấp ít ỏi mà Albert không gửi thường xuyên.
Năm 1925, khi cả hai vẫn còn đang tranh chấp về số tiền thưởng từ giải Nobel, Albert đã viết trong di chúc rằng số tiền này là tài sản thừa kế ông để lại cho con trai. Tuy nhiên, Mileva đã phản đối mạnh mẽ và cho rằng số tiền là thù lao cho những đóng góp của bà trong công trình khoa học của ông.
Albert đã hồi đáp lại trong một bức thư bằng lời lẽ cay nghiệt: ‘Cô làm tôi cảm thấy buồn cười khi đe dọa tôi bằng những hồi ức ấy. Cô đã từng bỏ ra một giây nghĩ rằng, sẽ chẳng có ai chú ý tới những gì cô nói nếu như người đàn ông mà cô nói đến không làm được một điều gì đó quan trọng?’.
Về phần Albert, ngay sau khi ly hôn vợ, ông cưới ngay Elsa. Tuy nhiên, sau này, ông đã ngoại tình với nhiều phụ nữ trẻ khác.
Bà Mileva và 2 con.
Cuộc đời lận đận của người mẫu 26 tuổi kết hôn với tỷ phú 89 tuổi
Từ một nhân viên bồi bàn sinh con năm 18 tuổi, Anna Nicole Smith tưởng rằng sẽ được sống trong nhung lụa suốt phần đời còn lại sau khi kết hôn với ông trùm dầu mỏ hơn cô 63 tuổi.
" alt="Góp công lớn, vợ nhà bác học Einstein vẫn bị chồng ghẻ lạnh" />
Kinh nghiệm học trực tuyến từ cấp 1 giúp Linh dễ dàng hơn với chương trình học trực tuyến ở đại học
Linh chia sẻ, để sắp xếp được thời gian cho cả học phổ thông và học trực tuyến, em gần như phải hoàn thành hết bài vở trên lớp vào các giờ giải lao hoặc thêm một chút thời gian buổi chiều. Thời gian còn lại em dành hết cho học trực tuyến. ‘Thời gian nghỉ dịch này, em học mỗi buổi (sáng, chiều, tối) 3 tiếng - tức là 9 tiếng/ ngày cho học trực tuyến’.
Nhìn vào thời gian học của Khánh Linh, nhiều người sẽ nghĩ cô bé là ‘mọt sách’. Nhưng ngược lại, Linh mê game và là một tay game thủ có hạng. ‘Em chơi trò Liên minh huyền thoại. Mỗi ngày, em chơi 2 ván game vào buổi chiều và buổi tối, mỗi ván khoảng 30-45 phút’. Linh nói, chơi game là cách để em giải trí cho bớt căng thẳng với chuyện học hành.
Chia sẻ về việc khuyến khích con học trực tuyến, chị Vân nói: ‘Trước hết, con phải thích. Mình không thể ép được. Nhưng ngược lại, có nhiều phụ huynh sợ con tiếp xúc nhiều với máy tính, học thì ít chơi thì nhiều nên không cho con dùng máy tính hay sử dụng Internet’.
‘Tôi nghĩ thời đại này mà các con không được sử dụng Internet là một sự thiệt thòi. Trên mạng có quá nhiều kiến thức hay, bổ ích, chưa kể con còn được gặp các thầy, các bạn giỏi mà con có thể học hỏi từ đó. Các cơ hội, mối quan hệ xã hội cũng mở ra với con nhiều hơn’.
Tuy nhiên, để các con không bị Internet ‘cám dỗ’, theo chị Vân, phụ huynh phải là người đồng hành cùng con từng bước.
‘Tôi không lo chuyện cho cháu sử dụng máy tính và Internet từ sớm là vì tôi có thể nắm được hết các mối quan hệ bạn bè của con, cũng như thường xuyên theo dõi sát sao việc học tập của con. Thậm chí, trong những năm đầu tiên con học online, tôi còn học cùng con. Chỉ đến những năm cuối cấp 2, tôi mới thôi học cùng con vì kiến thức càng lúc càng khó hơn’ - chị chia sẻ.
Chị Vân cho rằng để các con sử dụng mạng xã hội và Internet an toàn thì vai trò giám sát của bố mẹ là rất quan trọng. Bà mẹ người Quảng Ninh cũng kể rằng con gái rất thích chơi game và chị cho phép con chơi. ‘Nhưng phải giới hạn thời gian, chứ không chơi tràn lan ngày này sang ngày khác’.
Kế hoạch hiện tại của 2 mẹ con chị Vân sau khi Linh tốt nghiệp phổ thông là cho Linh đi làm ngay để lấy kinh nghiệm thực tiễn. ‘Dù có học tốt đến mấy thì cũng chỉ là lý thuyết. Hai mẹ con tôi đều thống nhất là tốt nghiệp phổ thông xong sẽ đi làm. Rồi sau này khi có cơ hội, con sẽ thực hiện ước mơ được đi du học của mình sau’.
Hiện tại, nhờ đạt thành tích xuất sắc cho chương trình học trực tuyến mà Linh đã nhận được lời mời của Chủ tịch Tập đoàn FPT về làm việc cho công ty sau khi tốt nghiệp. Linh cho biết, em rất vui vì đã nhận được cơ hội hiếm có này. Em cho biết sẽ suy nghĩ một cách nghiêm túc về lời mời hấp dẫn này trong thời gian tới.
Người mẹ Đắk Lắk đóng giả con gái nhắn tin với gã lừa đảo
Học giọng văn, cách nhắn tin, sử dụng ngôn ngữ của con gái, chị Mai lấy nick con nhắn tin với kẻ dụ dỗ con gái bỏ nhà ra Hà Nội 'làm việc nhẹ lương cao'.
Nửa đêm, cậu bé 15 tuổi nức nở trên điện thoại kêu cứu
Đó là một cậu bé 15 tuổi. Em gọi điện đến trong tình trạng gia đình vô cùng rối ren.
" alt="Học trực tuyến từ lớp 4, cô gái Quảng Ninh nhận bằng cử nhân năm 17 tuổi" />
Trong lúc chờ lính cứu hỏa, Yang Xinxin nghĩ, anh chắc chắn cứu được đứa trẻ gần cửa sổ nên vội vàng tìm kiếm các công cụ, gỡ lưới chống trộm của cửa sổ và tiếp tục động viên các bé, bảo các bé đừng sợ hãi hay di chuyển. Sau đó, Yang Xinxin nhoài người ra, ôm lấy đứa trẻ gần cửa sổ và nhanh chóng đưa đứa trẻ này vào nhà.
Hai đứa trẻ khác ngồi cách xa cửa sổ. Yang Xinxin không thể đảm bảo giải cứu an toàn nên phải chờ lính cứu hỏa tới.
‘Các em, đừng nhìn xuống. Đừng sợ, chờ một lát, lính cứu hỏa sẽ ở đây ...’, Yang Xinxin và gia đình đứng bên cửa sổ, quan sát những đứa trẻ và nói chuyện với chúng để thu hút sự chú ý của chúng.
Hơn 20 phút sau, lính cứu hỏa, cảnh sát và đội cứu hộ lần lượt đến. Một trong hai lính cứu hỏa đã tiếp cận được những đứa trẻ từ nóc tòa nhà bằng một chiếc thang dây, bảo vệ đứa trẻ bằng cơ thể của mình và thắt dây an toàn cho đứa trẻ.
Một người lính khác thì trèo qua lối cửa sổ và lần lượt đưa hai đứa trẻ vào nhà. Toàn bộ quá trình giải cứu mất chưa đầy nửa giờ. Cuối cùng, mọi người mới thở phào nhẹ nhõm.
Sau khi những đứa trẻ được giải cứu, chúng tạm thời được đưa vào nhà của Yang Xinxin để nghỉ ngơi, chờ cha mẹ đến và đón chúng. Chẳng mấy chốc, mẹ của đứa trẻ đầu tiên được giải cứu đã đến. Nhìn người mẹ ‘mặt cắt không còn giọt máu’ Yang Xinxin nhanh chóng ngăn cô lại và an ủi: ‘Đầu tiên, hãy điều chỉnh cảm xúc. Những đứa trẻ vừa thoát khỏi nguy hiểm, vì vậy đừng làm chúng sợ’.
Được biết ba cậu bé có độ tuổi lần lượt là 5 tuổi, 6 tuổi và 8 tuổi. Cả 3 đi thang máy lên tầng 33 - tầng cao nhất của tòa nhà rồi lên tầng thượng để chơi. Sau đó, một cơn gió đã khiến cánh cửa tầng thượng bị đóng chặt.
Chúng bèn trèo theo đường ống dẫn điều hòa để xuống tầng 33 nhưng bị mắc kẹt ở đây. Vì vậy chúng đã kêu cứu.
May mắn thay, Yang Xinxin đã phát hiện kịp thời. Vào thời điểm quan trọng, Yang Xinxin đã bình tĩnh thu hút sự chú ý của những đứa trẻ và giải cứu thành công 1 em bé.
‘Khi tôi nghe thấy những đứa trẻ cầu cứu, tôi thực sự lo lắng. Tôi hy vọng các bậc cha mẹ tăng cường trách nhiệm giám hộ và giáo dục các con về sự an toàn’, Yang xin xin nói.
Cậu bé có khả năng uốn dẻo như người không xương
Ujjawal (10 tuổi, đến từ Ấn Độ) được mệnh danh là 'cậu bé cao su' nhờ khả năng uốn dẻo cơ thể theo đủ tư thế khó khác nhau.
" alt="Thót tim cứu 3 em bé ngồi vắt vẻo phía ngoài cửa sổ tầng 33" />